53A_CBLS
Hãy đăng ký để tham gia post nhé!

Thank you!

Admin:duykhanh89
53A_CBLS
Hãy đăng ký để tham gia post nhé!

Thank you!

Admin:duykhanh89
53A_CBLS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

53A_CBLS

DIỄN ĐÀN HỌC TẬP
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 7

Go down 
Tác giảThông điệp
nhok_saker




Tổng số bài gửi : 18
Join date : 30/08/2010
Age : 34
Đến từ : 53A - CBLS

ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 7   ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 7 I_icon_minitimeTue Aug 31, 2010 5:27 pm

CHƯƠNG VII:
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ;
GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HOÁ
1. Thời kỳ trước đổi mới
a) Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới
- Trong những năm 1943-1954: văn hóa được xác định là một trong ba mặt trận của cách mạng.
Trong những năm 1943, nền văn hóa Việt nam có tính chất dân tộc về hình thức, dân chủ về nội dung
Sau Cách mạng tháng Tám, văn hóa Việt Nam được xây dựng trên quan điểm chống mù chữ và giáo dục lại tinh thần nhân dân.
Trong Kháng chiến chống Pháp, trên quan điểm xây dựng văn hóa nhàm phục vụ kháng chiến, tất cả vì kháng chiến.
- Trong những năm 1955-1986: văn hóa được xác định là một trong ba cuộc cách mạng trong thời kỳ quá độ lên CNXH
b) Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
- Kết quả và ý nghĩa
Nền văn hóa dân chủ mới - văn hóa cứu quốc, đã bước đầu được hình thành và đạt nhiều thành tựu trong kháng chiến và kiến quốc.
- Hạn chế và nguyên nhân
Công tác tư tưởng và văn hóa thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu. Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm. Công tác văn hóa tư tưởng còn ảnh hưởng nhiều bởi nhiều tư duy chính trị của các giai đoạn lịch sử.
Những hạn chế này là do chiến tranh cùng với cơ chế quản lý của Nhà nước tác động đến.
2. Trong thời kỳ đổi mới
a) Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá
- Trong những năm 1986-1995
- Trong những năm 1996-2008
b) Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hoá
- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội – nó thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng; được truyền lại, nối tiếp và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc, đồng thời nó tác động hàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội bằng môi trường xã hội – văn hóa.
+ Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển: Nguồn lực nội sinh của của sự phát triển của một dân tộc thấm sau trong văn hóa. Sự phát triển của dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách khỏi cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi quốc gia, dân tộc là văn hóa.
+ Văn hóa là mục tiêu của phát triển: Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh” chính là mục tiêu văn hóa
+ Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới: Con người là một trong những nguồn lực đặc biệt quan trọng và vô tận trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa trực tiếp tạo dựng và nâng cao nguồn lực con người.
- Nền văn hoá mà ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ
+ Bản sắc văn hóa dân tộc: là toàn bộ những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.
- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc.
- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng
+ Mọi người Việt Nam đều phải tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà.
+ Để xây dựng đội ngũ trí thức, quan điểm của Đảng là: giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.
Biện pháp để thực hiện là:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
+ Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở.
+ Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm nôn và giáo dục phổ thông
+ Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp
+ Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với việc sự dụng.
+ Bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học
+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
+ Phát triển khoa học xã hội
+ Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ
+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ
- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng
- Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu
c) Chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá
- Phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội
- Làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
- Bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
- Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ
- Xây dựng và hoàn thiện các giá trị mới và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
d) Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
- Kết quả và ý nghĩa
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền văn hóa bước đầu được tạo dựng
+ Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới.
+ Khoa học và công nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết tha hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
+ Văn hóa phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có nhiều tiến bộ
+ Những thắng lợi trong sự nghiệp văn hóa đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế xã hội.
- Hạn chế và nguyên nhân
+ Sự phát triển của văn hóa chưa tương xứng và chưa vững chắc.
+ Sự phát triển của nền văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
+ Việc đổi mới thể chế văn hóa còn chậm
+ Tình trạng nghèo nàn lạc hậu về văn hóa ở một số nơi còn nhiều.
II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Thời kỳ trước đổi mới
a) Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội
- Trong những năm chiến tranh
- Trong những năm xây dựng hoà bình
b) Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
- Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa
- Hạn chế và nguyên nhân
2. Trong thời kỳ đổi mới
a) Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội
- Trong những năm 1986-1995
+ Các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội.
+ Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế là đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người.
- Trong những năm 1996-2008
+ Chính sách xã hội thể hiện rõ quan điểm: phát triển và làm lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp.
b) Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội
- Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.
Kế hoạch phát triển kinh tế với các mục tiêu phát triển phát triển các lĩnh vực xã hội có liên quan trực tiếp.
- Ba là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển
- Bốn là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ
- Năm là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.
c) Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
- Khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
- Bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khoẻ...
- Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả
- Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ và cải thiện giống nòi
- Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
- Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội
- Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng
d) Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
- Kết quả và ý nghĩa
+ Hình thành tính năng động, chủ động và tính tích cực xã hội
+ Công bằng xã hội ngày càng được thể hiện rõ hơn.
+ Bước đầu tạo sự thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội
+ Mọi người đều tham gia vào tạo việc làm
+ Thực hiện chủ trương khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.
+ Chú trọng xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh
- Hạn chế và nguyên nhân
+ Vấn đề dân số, chất lượng dân sô, việc làm vẫn là vấn đề bức xuc và nan giải.
+ Khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội còn nhiều
+ Tệ nạn xã hội gia tăng
+ Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu xuông cấp
- Nguyên nhân:
+ Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội
+ Quán lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội


Về Đầu Trang Go down
 
ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 7
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 8
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 6
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 5
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 4
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
53A_CBLS :: HỌC TẬP-
Chuyển đến