53A_CBLS
Hãy đăng ký để tham gia post nhé!

Thank you!

Admin:duykhanh89
53A_CBLS
Hãy đăng ký để tham gia post nhé!

Thank you!

Admin:duykhanh89
53A_CBLS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

53A_CBLS

DIỄN ĐÀN HỌC TẬP
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 6

Go down 
Tác giảThông điệp
nhok_saker




Tổng số bài gửi : 18
Join date : 30/08/2010
Age : 34
Đến từ : 53A - CBLS

ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 6   ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 6 I_icon_minitimeTue Aug 31, 2010 5:28 pm

Chương VI
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

- Trước năm 1986 và trong một số năm đầu của quá trình đổi mới, trong văn kiện Đảng thường dùng khái niệm "chuyên chính vô sản", "hệ thống chuyên chính vô sản". Từ HNTW6 khóa VI (3- 1989) chúng ta dùng khái niệm "hệ thống chính trị".
- Hệ thống chính trị này bao trùm và điều chỉnh mọi quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội; giữa các cộng đồng trong xã hội; giữa các yếu tố xã hội…
- Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính trị- xã hội (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam).
I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1945-1989).
1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị.
* Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (giai đoạn 1945- 1954).
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thàng công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đánh dấu sự hình thành hệ thống chính trị cách mạng ở nước ta với những đặc trưng:
+ Vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là giải phóng dân tộc, cùng với đó là xóa bỏ các di tích phong kiến, phát triển dân chủ nhân dân gây cơ sở cho CNXH.
+ Dựa trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặt lợi ích của dân tộc lên cao nhất.
+ Chính quyền tự xác định là công bộc của dân, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng (từ 11- 1945 đến 2- 1951) được ẩn trong vai trò của Quốc hội, Chính phủ, trong vai trò của Hồ Chí Minh và các đảng viên trong Chính phủ.
+ Có một Mặt trận (Liên Việt) và nhiều tổ chức quần chúng hoạt động tự nguyện, không hưởng lương, do đó không có điều kiện công chức hóa, quan liêu hóa.
+ Cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị dân chủ nhân dân là nền sản xuất nhỏ, tự túc, tự cấp, bị kìm hãm và chưa có viện trợ.
+ Đã xuất hiện (ở mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự với Nhà nước và sự phản biện xã hội của một số đảng khác đói với Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực.
* Hệ thống chuyên chính vô sản (1955- 1975 và 1975- 1989).
- Ở nước ta khi giai cấp công nhân giành thắng lợi trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng là sự bắt đầu của cách mạng XHCN và cũng là sự bắt đầu thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản. Bước ngoặt này bắt đầu ở miền Bắc sau năm 1954 và trên cả nước là sau năm 1975.
- Nhìn chung, hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta được thực hiện trong bối cảnh lịch sử vừa có thuận lợi vừa có khó khăn:
Thuận lợi.
+ Thế giới, hệ thống các nước XHCN đang lớn mạnh không ngừng, phong trào độc lập dân tộc và phong trào công nhân đang phát triển mạnh mẽ.
+ Trong nước, đất nước hoà bình, độc lập, thống nhất tạo điều kiện thuận lợi.
Khó khăn
+ Đất nước rơi vào tình thế vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh.
+ Xuất phát điểm của nước ta thấp, đòi hỏi phải xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
+ Đặc điểm phát triển bỏ qua của nước ta đòi hỏi phải thiết lập và không ngừng củng cố tăng cường chuyên chính vô sản.
a) Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta.
+ Một là, lý luận của CNMLN về thời kỳ quá độ và chuyên chính vô sản.
C.Mác chỉ rõ, giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản là một thời kỳ cải biến cách mạng. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, nhà nước thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.
Lênin cũng khẳng định: muốn chuyển từ CNTB lên CNXH thì phải chịu đựng lâu dài nỗi đau đớn của thời kỳ đau đẻ, phải có một thời kỳ chuyên chính vô sản kéo dài.
+ Hai là, đường lối chung của cách mạng VN giai đoạn mới.
ĐH IV của Đảng (12-1976) khẳng định: nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động…
Hiến pháp năm 1980 khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản".
ĐH V của Đảng tiếp tục khẳng định lại đường lối cách mạng XHCN do ĐH IV đề ra.
+ Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta.
Cơ sở chính trị đó được hình thành từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội.
Mặc dù ở miền Bắc, Đảng Cộng sản không phải là đảng duy nhất nhưng các đảng khác đều thừa nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp.
Đó là nền kinh tế chỉ thừa nhận chế độ sở hữu toàn dân và tập thể, xóa bỏ tư hữu với ý nghĩa là nguồn gốc của chế độ người bóc lột người.
Nhà nước trở thành một một tổ chức kinh tế bao trùm.
+ Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh công- nông- lao động trí óc đã được xác lập.
Kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp "ai thắng ai" trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và kết quả cải tạo XHCN đã tạo ra một kết cấu xã hội gồm 2 giai cấp và một tầng lớp. Tình hình này ảnh hưởng đến sự thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
b) Chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm Việt Nam.
Một là, xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức.
Hai là, xác định Nhà nước trong chế độ làm chủ tập thể là Nhà nước chuyên chính vô sản.
Ba là, xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản.
Bốn là, xác định nhiệm vụ chung của các đoàn thể là bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về CNXH.
Năm là, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
2. Đánh giá sự thực hiện đường lối.
a) Kết quả.
+ Việc xây dựng hệ thống chính trị giai đoạn 1975-1986 là một trong những nhân tố đưa nước ta vượt ra khỏi khó khăn thử thách trong tình trạng vừa có chiến tranh vừa có hoà bình, trong điều kiện mâu thuẫn trên thế giới diễn ra phức tạp.
+ Coi làm chủ tập thể là bản chất của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta.
+ Đã xây dựng được mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế chung ở tất cả các cấp.
b) Hạn chế.
+ Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân chưa được xác định rõ.
+ Mỗi bộ phận trong hệ thống chính trị chưa làm tốt chức năng của mình.
+ Pháp chế XHCN còn nhiều thiếu sót.
+ Sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm với nhiệm vụ mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội cơ bản và cấp bách.
+ Đảng chưa phát huy tốt vai trò và chức năng của các đoàn thể trong việc giáo dục, động viên quần chúng tham gia quản lý kinh tế- xã hội.
c) Nguyên nhân.
+ Duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp.
+ Hệ thống chuyên chính vô sản có biểu hiện bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới so với những đột phá trong cơ chế quản lý kinh tế.
+ Bệnh chủ quan, duy ý chí; tư tưởng tiểu tư sản vừa "tả" khuynh, vừa hữu khuynh trong vai trò lãnh đạo của Đảng.

II. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị.
Những biến động trong nước và quốc tế những năm 80 của thế kỷ XX đã đặt ra hàng loạt các yêu cầu:
- Yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế.
- Yêu cầu giữ vững ổn định chính trị - xã hội, mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Yêu cầu mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Yêu cầu khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của hệ thống chính trị nước ta trước đổi mới.
b) Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng hệ thống chính trị.
- Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị.
+ Đổi mới là một quá trình, bắt đầu từ đổi mới kinh tế, trước hết là tư duy kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị.
+ Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị.
+ Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN.
+ Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
- Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
+ Trong thời kỳ quá độ có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp. Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp là quan hệ hợp tác và đấu tranh, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN…
+ Động lực chủ yếu phát triển đất nước là khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công- nông và trí thức do Đảng lãnh đạo.
- Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị.
+ Cơ chế vận hành: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
+ Đảng vừa là một bộ phận của hệ thống chính trị, vừa là "hạt nhân" lãnh đạo hệ thống ấy, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
+ Nhà nước pháp quyền XHCN của- do- vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có chức năng thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng.
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo.
- Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị.
+ Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
+ Pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
+ Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép.
- Nhận thức mới về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị.
+ Đảng Cộng sản cầm quyền là Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước.
+ Đảng quan tâm xây dựng củng cố Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội, phat huy vai trò của các thành tố này trong quản lý và điều hành xã hội.
2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới.
a) Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị.
- Mục tiêu.
Nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
- Quan điểm.
Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới về chính trị.
Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó mà là làm cho nó năng động và hoạt độnghiệu quả hơn.
Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị với nhau và với xã hội.
b) Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị.
- Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị.
+ Về đại diện lợi ích: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao dộng và của dân tộc".
+ Về phương thức lãnh đạo: Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bắng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
+ Về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hành động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
+ Điều cốt lõi là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để tránh tình trạng bao biện, làm thay, hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. NQTW 5 khóa X đã đưa ra những vấn đề cơ bản:
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải tiến hành đồng bộ với đổi mới các mặt công tác xây dựng Đảng.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung- dân chủ.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, phải cẩn trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở mỗi cấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
+ Khẳng định Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử.
+ Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng theo 5 đặc điểm:
T1, Là nhà nước của- do- vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
T2, Quyền lực Nhà nước là thông nhất, song có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
T3, Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
T4, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thực hiện dân chủ rộng dãi, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
T5, Nhà nước do Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện của Mặt trận và các tổ chức thành viên.
+ Để xây dựng Nhà nước pháp quyền cần thực hiện một số biện pháp sau:
* Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
* Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
* Đẩy mạnh cải cách hành chính, tổ chức và hoạt động của Chính Phủ.
* Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh.
* Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và UBND các cấp.
- Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.
+ Cần có cơ chế để Mặt trận và các tổ chức quần chúng thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.
+ Thực hiện tốt các bộ luật về Mặt trận, Thanh niên...
+ Đổi mới hoạt động của các tổ chức quần chúng và Mặt trận.
3. Đánh giá thực hiện đường lối.
a) Kết quả thực hiện.
- Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta đã gọn nhẹ và hiệu quả hơn.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước được phân định rõ ràng hơn, Nhà nước được từng bước kiện toàn từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động.
- Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã hội có nhiều đổi mới về tổ chức, bộ máy; nội dung và phương thức hoạt động.
- Đảng thường xuyên coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn.
b) Hạn chế.
- Năng lực và hiệu quả hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị còn kém.
- Việc đổi mới nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế.
- Tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã hội còn xơ cứng, quan liêu…
- Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã hội còn yếu.
- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt lúng túng.
c) Nguyên nhân.
- Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao.
- Việc đổi mới hệ thống chính trị chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm trễ so với đổi mới kinh tế.
- Lý luận về hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta còn nhiều điểm chưa sáng tỏ.




Về Đầu Trang Go down
 
ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 6
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 7
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 5
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 4
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 3
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
53A_CBLS :: HỌC TẬP-
Chuyển đến