53A_CBLS
Hãy đăng ký để tham gia post nhé!

Thank you!

Admin:duykhanh89
53A_CBLS
Hãy đăng ký để tham gia post nhé!

Thank you!

Admin:duykhanh89
53A_CBLS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

53A_CBLS

DIỄN ĐÀN HỌC TẬP
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 5

Go down 
Tác giảThông điệp
nhok_saker




Tổng số bài gửi : 18
Join date : 30/08/2010
Age : 34
Đến từ : 53A - CBLS

ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 5   ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 5 I_icon_minitimeTue Aug 31, 2010 5:29 pm

Chương V
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới
a) Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp.
- Đặc điểm cơ chế kế hoạch hóa tập trung
+ Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.
+ Thứ hai, Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không phân rõ trách nhiệm. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và cũng không có ràng buộc về trách nhiệm
+ Thứ ba, Quan hệ hàng hóa- tiền tệ bị coi nhẹ và không sử dụng đúng đắn, chủ yếu là quan hệ hiện vật.
+ Thứ tư, Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém năng động và hiệu quả, quan liêu, cửa quyền.
- Đặc điểm chế độ bao cấp
+ Bao cấp qua giá
+ Bao cấp qua chế độ tem phiếu
+ Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách.
- Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quá trình thực hiện cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp
+ Kết quả: với nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình CNH theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Hạn chế: với cơ chế này thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm phát triển tiến bộ khoa học - công nghệ, triệt tiêu động lực đối với người lao động, không kích thích tính năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Khi chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu thì dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề.
b) Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
- Nhu cầu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội
- Các chủ trương, chính sách đổi mới từng phần từ năm 1979 đến năm 1985 và nhu cầu phải đổi mới triệt để cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp
2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới
a) Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII
- Một là, Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại
Chủ nghĩa tư bản không sinh sản ra kinh tế hàng hóa, do đó, kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.Chỉ có thể chế kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay cách thức sử dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.
- Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng.Vì vậy, kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội VII của Đảng(tháng 6-1991) trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất, đã đưa ra kết luận quan trọng rằng sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội
Tiếp tục đường lối trên, Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Vì vậy, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Ở bất kì xã hội nào, khi lấy thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu.
- Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
- Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
- Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Với những đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
b) Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X
- Đại hội IX khẳng định: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
ĐH IX nêu định nghĩa về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”
- Đại hội X làm rõ hơn về định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện trên 4 tiêu chí:
Về mục đích phát triển: Mục tiêu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.
Về Phương hướng phát triển: Phát triển kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền…phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế.Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển;tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người
Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA
1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản
a) Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường
- Thể chế kinh tế: Thể chế kinh tế nói chung là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế.
- Thể chế kinh tế thị trường: là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế kinh tế thị trường, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
b) Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Mục tiêu cơ bản đến năm 2020: làm cho các thể chế phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa,xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu cụ thể những năm trước mắt:
Một là, từng bước xây dựng hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hình thành một số tập đoàn kinh tế , các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước kiên thông với thị trường khu vực và thế giới.
Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Năm là, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn tể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý phát triển kinh tế - xã hội.

c) Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường...
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường...
- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta
- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng... vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước...
2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
a) Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
b) Hoàn thiện thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh
* Hoàn thiện thể chế về sở hữu:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên sự tồn tại khách quan nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp. vì vậy, hoàn thiện thể chế về sở hữu là yêu cầu khách quan.
Phương hướng:
- Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là Nhà nước, đồng thời bảo đảm và tôn trọng các quyền của người sử dụng đất.
- Tách biệt vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế - xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.
- Quy định rõ, cụ thể về quyền của chủ sở hữu và những người liên quan đối với các loại tài sản. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của họ đối với xã hội.
- Ban hành các quy định pháp lý về quyền sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
* Hoàn thiện thể chế về phân phối: Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển.Các nguồn lực xã hội được phân bổ theo cơ chế thị trường và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tếcủa Nhà nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế- xã hội.Chính sách phân phối và phân phối lại bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người lao động và của doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động.
c) Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh, kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Hoàn thiện khung pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Hoàn thiện cơ chế giám sát, điều tiết thị trường. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách cho hoạt động và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch, chống các giao dịch phi pháp...
d) Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường
Thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo, xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng, linh hoạt. Đồng thời, hoàn thiện luật pháp, chính sách bảo vệ môi trường, có chế tài đủ mạnh để quản lý.
e) Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Vai trò của Đảng là chỉ đạo nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xác định rõ, cụ thể và đầy đủ hơn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước.
Các tổ chức chính trị xã hội khác cũng có vai trò qiuan trọng trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a) Kết quả và ý nghĩa
- Chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành.
- Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới.
- Gắn với việc phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.
b) Hạn chế và nguyên nhân
+ Hạn chế
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chậm.
- Chưa giải quyết tốt vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp Nhà nước.
- Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy nhà nước còn kém hiệu quả.
- Phát triển các vấn đề xã hội còn nhiều hạn chế.
+ Nguyên nhân:
- Xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN là một vấn đề mới
- Năng lực thể chế hóa và quản lý , tổ chức thực hiện của Nhà nước còn chậm
- Vai trò hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác còn hạn chế.
Về Đầu Trang Go down
 
ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 5
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 8
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 7
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 6
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 4
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
53A_CBLS :: HỌC TẬP-
Chuyển đến