53A_CBLS
Hãy đăng ký để tham gia post nhé!

Thank you!

Admin:duykhanh89
53A_CBLS
Hãy đăng ký để tham gia post nhé!

Thank you!

Admin:duykhanh89
53A_CBLS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

53A_CBLS

DIỄN ĐÀN HỌC TẬP
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 4

Go down 
Tác giảThông điệp
nhok_saker




Tổng số bài gửi : 18
Join date : 30/08/2010
Age : 34
Đến từ : 53A - CBLS

ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 4   ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 4 I_icon_minitimeTue Aug 31, 2010 5:30 pm

Chương IV
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HOÁ

I. CÔNG NGHIỆP HOÁ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI
1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá
a) Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
- Mục tiêu cơ bản và phương hướng của công nghiệp hoá thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc
Mục tiêu: Đại hội III (9/1960) xác định: xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH.
Phương hướng: (HNTƯ 7 Khóa III)
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý
Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp và nông nghiệp
Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc phát triển công nghiệp nặng.
Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương.
- Mục tiêu cơ bản và phương hướng của công nghiệp hoá thời kỳ xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước
Mục tiêu: ĐH IV (12/1976) xác định: xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, đưa nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.
Phương hướng
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý
Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp và nông nghiệp
Ra sức phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ
Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương (ĐH IV)
ĐH V xác định: trong chặng đường đầu coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, xây dựng và phát triển công nghiệp nặng cần làm có mức độ, vừa sức nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
b) Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng, gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp.
- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa...
- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.
2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a) Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa
Kết quả: Hình thành nhiều khu công nghiệp, nhiều ngành công nghiệp. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trong như điện, than, cơ khí,.. Đào tạo và phát triển nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật đáng kể
Với kết quả này đã tạo cơ sở ban đầu để nức ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
b) Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu, thiếu đồng bộ.
- Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp còn kém phát triển.
Đất nước rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển,
rơi vào khủng hoảng kinh tế -xã hội.
Nguyên nhân:
- Khách quan: do đặc điểm đất nước
- Chủ quan: do nhận thức về công nghiệp hóa còn nhiều hạn chế.
II. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá
a) Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hoá thời kỳ 1960-1985
- Sai lầm trong việc xác định mục tiêu, bước đi, nóng vội chủ quan muốn đẩy nhanh công nghiệp hóa khi chưa có điều kiện, chậm đổi mới cơ chế quản lý
- Trong bố trí cơ cấu kinh tế còn nhiều hạn chế (cơ cấu sản xuất và đầu tư, cơ cấu kinh tế còn thiên về công nghiệp nặng), đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.
- Chưa thực hiện nghiêm chỉnh NQ ĐH V chưa thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
b) Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá từ Đại hội VI đến Đại hội X
ĐH VI (12/1986) xác định nội dung chính của CNH là thực hiện thắng lợi 3 chương trình mục tiêu: lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
HN TW 7 Khóa VII (1/1994) đã có những nhận thức mới, đặc biệt đã xác định khái niệm CNH, HĐH
ĐH VIII (6/1996) nhận định đất nước đủ điều kiện để chuyển sang thời kỳ CNH, HĐH và đưa ra sáu quan điểm CNH, HĐH: là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
ĐH IX (4/2001) và X (4/2006) bổ sung:
- Con đường CNH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết.
Tuy nhiên cần phải: phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt, phát huy những lợi thế của đất nước, gắn CNH với HĐH, từng bước phát triển kinh tế tri thức…
- Hướng CNH, HĐH ở nước ta phải phát triển nhanh và hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- CNH, HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành CNH trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại.
- Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, với nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp.
2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
a) Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đại hội X đề ra mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức:
- Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển
- Tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
b) Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Một là: Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá; công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
 Cần đi tắt đón đầu, tiến hành công nghiệp hóa rút ngắn thời gian nên phải kết hợp CNH với HĐH, CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH, HĐH.
Hai là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
CNH, HĐH là sự nghiệp toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo
Phương thức phân bổ nguồn lực để CNH được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường.
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường vừa khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế mà còn sử dụng chúng có hiệu quả dể thúc đẩy nhanh CNH, HĐH.
Diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế vì thế CNH, HĐH nước ta tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hoi kinh nghiệm quản lý tiên tiến..
Ba là: Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH đặc biệt phải chú ý đến giáo dục và đào tạo
Bốn là: Phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
 Muốn đẩy nhanh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phải phát triển khoa học và công nghệ.
Năm là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học
3. Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
a) Nội dung
Đại hội X của Đảng xác định: “ Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH”
- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguôn vốn tri thức của con người Việt nam với vốn tri thức mới nhất của nhân loại.
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực, lãnh thổ
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.
b) Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Một là, về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật..
Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
Hai là, về quy hoạch phát triển nông thôn
Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ.
Phát huy dân chủ ở nông thôn.
Ba là, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.
Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân
Đẩy mạnh các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo và đồng bào dân tộc thiểu số
- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Đối với công nghiệp và xây dựng:
Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh. Phát triển một số khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế, đồng thời tạo điểu kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu..tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước, thu hút các chuyên gia giỏi cao cấp ở nước ngoài và người Việt nam.
Bên cạnh đó phải xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế xã hội.
Đối với dịch vụ, tập trung phát triển những ngành dịch vụ có chất lượng cao, tiềm năng lớn, có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP.
Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng
- Phát triển kinh tế vùng: có ý nghĩa quan trọng vì vậy chú trọng khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Giải pháp: có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước đều phát triển; đồng thời tập trung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm từ đó có điều kiện để trợ giúp các vùng kinh tế lân cận
- Phát triển kinh tế biển, phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng điểm, trọng tâm nhằm khai thác tối đa thế mạnh của quốc gia đồng thời bảo đảm an ninh, quốc phòng và hợp tác quốc tế.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ, gắn liền với phát triển kinh tế tri thức
+ Một là, phát triển nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 50% năm 2010
+ Hai là, phát triển khoa học và công nghệ đặc biệt công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ.
+ Ba là, chú trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo tạo động lực đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức.
+ Bốn là, đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt phải có cơ chế tài chính phù hợp.
- Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.
Quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức phải gắn liền với vấn đề bảo vệ sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.
Một là, tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là tài nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng.
Hai là, từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng, thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai.
Ba là, xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.
Bốn là mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a) Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước đcượ tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao.
+ Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
+ Tốc độ kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Đây là cơ sở phấn đấu để nước ta đạt mục tiêu đã đặt ra.
b) Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn so với các nước trong khu vực trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa.
+ Chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đất nước.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
+ Các vùng kinh tế trọng tâm chưa phát huy dược thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu hiện đại.
+ Cơ cấu thành phần phát triển chưa tương xứng với tiểm năng
+ Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vẫn còn lạc hận thiếu đồng bộ.
Nguyên nhân
Ngoài những nguyên nhân khách quan còn do những nguyên nhân chủ quan sau: Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh, cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả, công tác tổ chức cán bộ chậm đổi mới, đạp ứng yêu cầu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn yếu.
Về Đầu Trang Go down
 
ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 4
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 6
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 5
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 3
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 2
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 1

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
53A_CBLS :: HỌC TẬP-
Chuyển đến