53A_CBLS
Hãy đăng ký để tham gia post nhé!

Thank you!

Admin:duykhanh89
53A_CBLS
Hãy đăng ký để tham gia post nhé!

Thank you!

Admin:duykhanh89
53A_CBLS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

53A_CBLS

DIỄN ĐÀN HỌC TẬP
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 2

Go down 
Tác giảThông điệp
nhok_saker




Tổng số bài gửi : 18
Join date : 30/08/2010
Age : 34
Đến từ : 53A - CBLS

ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 2   ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 2 I_icon_minitimeTue Aug 31, 2010 5:32 pm

Chương II
ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945)

I. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939.
1. Trong những năm 1930-1935.
a) Luận cương Chính trị tháng 10-1930.
- Nội dung Luận cương.
+ Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
+ Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: Tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa đấu tranh thẳng lên con đường XHCN.
+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành triệt để thổ địa cách mạng; đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với nhau, trong đó thổ đại cách mạng là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền.
+ Về lực lượng cách mạng: Vô sản là động lực chính, nông dân là động lực mạnh và bộ phận phần tử lao khổ.
+ Về phương pháp cách mạng: Phải dùng võ trang bao động và theo khuôn phép nhà binh.
+ Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.
+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng.
- Ý nghĩa của Luận cương.
+ Khẳng định lại nhiều vấn đề thuộc về chiến lược của cách mạng Việt Nam.
+ Giữa Luận cương và Cương lĩnh chính trị còn một số mặt chưa thống nhất.
b) Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng.
- Đấu tranh chống khủng bố trắng.
+ Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh lên cao, thực dân Pháp tiến hành khủng bố.
+ Lực lượng của Đảng và quần chúng bị tổn thất nặng nề.
- Chủ trương khôi phục tổ chức đảng.
+ Các chiến sĩ trong nhà tù đấu tranh anh dũng.
+ Đầu năm 1932, Đảng ban bố Chương trình hành động. Cuối 1934, hệ thống tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được phục hồi.
2. Trong những năm 1936-1939.
a) Hoàn cảnh lịch sử.
- Tình hình thế giới.
* Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường.
* Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7- 1935).
+ Kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa phát xít.
+ Nhiệm vụ trước mắt là chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh phát xít.
+ Các Đảng cộng sản cần thống nhất lực lượng, lập mặt trận nhân dân rộng rãi, mặt trận có tầm qun trọng đặc biệt với các nước thuộc địa, nửa thuộc địa.
- Tình hình trong nước.
+ Thực dân Pháp tăng cường áp bức, bóc lột.
+ Mâu thuẫn dân tộc được đẩy lên cao.i
b) Chủ trương và nhận thức mới của Đảng.
- Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh.
Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh thể hiện trong các Hội nghị lần thứ hai (7-1936), lần thứ ba (3- 1937), lần thứ tư (9- 1937), lần thứ năm (3- 1938)...
+ Về kẻ thù: bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng.
+ Nhiệm vụ trước mắt: đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình.
+ Về lực lượng: Lập mặt trận nhân dân phản đế.
+ Về đoàn kết quốc tế: đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, Đảng cộng sản Pháp và Mặt trận nhân dân Pháp.
+ Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: kết hợp công khai nửa công khai, hợp pháp nửa hợp pháp, chú ý củng cố và tăng cường ttỏ chức và hoạt động bí mật.
- Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ
Thể hiện trong văn kiện "Chung quanh vấn đề chiến sách mới" công bố 10- 1936
+ Cuộc dân tộc giải phóng nhất định phải kết hợp chặt với cuộc cách mạng điền địa.
+ Tuỳ tình hình mà xác định vấn đề nào trước, vấn đề nào sau.
3- 1939, Đảng ra bản "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Động Dương đối với thời cuộc", kêu gọi các tầng lớp nhân dân thống nhất hành động hơn nữa.
7- 1939, Nguyễn Văn Cừ xuất bản tác phẩm "Tự chỉ trích" nêu những vấn đề cơ bản trong công tác xây dựng Đảng.

II. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945.
1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.
a) Tình hình thế giới và trong nước.
- Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ 1- 9- 1939, hai ngày sau Pháp lao vào vòng chiến.
- Tình hình trong nước.
Ở ba nước Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách thống trị thời chiến.
+ Về chính trị: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật.
+ Về kinh tế: thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy.
+ Về quân sự: thực hiện chính sách tổng động viên.
+ 22- 9- 1940, Nhật vào Đông Dương, nhân dân ta chịu cảnh "một cổ hai tròng".
b) Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.
Thể hiện trong các Hội nghị TW lần thứ sau (11- 1939), lần thứ bảy (11- 1940), lần thứ tám (5- 1941). Nội dung cơ bản:
- Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Thành lập Mặt trận Việt Minh, để đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
- Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm.
c) Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.
- Về lý luận.
+ Góp phần hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Khắc phục được những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10- 1930.
- Về thực tiễn.
+ Phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
+ Thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng lên cao.
2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
a) Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần.
- Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước.
Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945).
+ Nhận định: Cuộc đảo chính làm cho điều kiện tổng khởi nghĩa mau chóng chín muồi.
+ Kẻ thù của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
+ Chủ trương phát động cao trào Kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
+ Chủ trương: Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Phương châm đấu tranh là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa.
+ Dự kiến thời cơ: Một là có mặt quân Đồng minh. Hai là chưa có mặt Đồng minh.
- Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận.
+ Từ tháng 3- 1945 trở đi, cao trào Kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nỏi, mạnh mẽ.
+ Trong tháng 3- 1945, ta giải phóng được nhiều xã, châu, huyện ở các địa phương như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ngãi…
+ Tháng 5 và 6- 1945 khởi nghĩa từng phần nổ ra mạnh mẽ ở cả 3 miền.
6- 1945 khu giải phóng chính thức được lập ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và một số vùng lân cận như Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên…
b) Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa.
- Chủ trương.
Hội nghị toàn quốc và chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng (từ 13 đến 15- 8- 1945).
+ Hội nghị nhận định tình hình và quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa.
+ Nêu khẩu hiệu: Phản đối xâm lược, Hoàn toàn độc lập.
+ Nguyên tắc khởi nghĩa: tập trung, thống nhất, kịp thời…
+ Nêu những chính sách quan trọng về đối nội và đối ngoại.
16- 8- 1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào thông qua chủ trương tổng khởi nghĩa, Mười chính sách của Mặt trận Việt Minh, lập Uỷ ban dân tộc giải phóng…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng khởi nghĩa lần lượt giành thắng lợi trên cả nước.
- Ý nghĩa.
Chủ trương đưa ra đúng thời điểm, thể hiện nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa của Đảng.
c) Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Tám.
- Kết quả và ý nghĩa.
Đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và ách thống trị của phát xít Nhật gần một thế kỷ.
Lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm.
Lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.
Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và CNXH.
Làm phong phú thêm kho tàng lý luận của CNMLN, cung cấp thêm kinh nghiệm cho phong trào GPDT và giành chính quyền.
Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đấnh giá.
- Nguyên nhân thắng lợi.
Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
Là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của Đảng và nhân dân.
Có lực lương của Đảng và khối đoàn kết toàn dân trong mặt trận Việt Minh.
Đảng có đường lối lãnh đạo đúng đắn.
- Bài học kinh nghiệm.
Một là, giương cao ngọn cờ ĐLDT, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công- nông.
Ba là, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy nhà nước của nhân dân.
Năm là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
Sáu là, xây dựng một Đảng Mác- Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền.


Về Đầu Trang Go down
 
ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 7
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 6
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 5
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 4
» ĐC Đường lối Cách mạng Của Đảng Cộng Sản Việt nam.Chương 3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
53A_CBLS :: HỌC TẬP-
Chuyển đến